- Sườn nướng cùng lò vi sóng
- Mực hấp kiểu thái cùng lò vi sóng
- Phương pháp tăng tuổi thọ cho lò vi sóng của chuyên gia
Để nâng cao nhu cầu sử dụng cho người tiêu dùng, nay lò vi sóng đã có thêm chức năng nướng rất tiện lợi, và đang trở thành một thiết bị khá hữu ích và thông dụng đối với không ít gia đình thành thị. Tuy nhiên khi sử dụng vật dụng này đòi hỏi người dùng khi nấu nướng cần phải chú ý không nên bỏ mặc khi lò vi sóng đang vận hành. Vì thế để không phải thường xuyên sửa lò vi sóng thì chúng tôi khuyên bạn nên đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về chức năng cũng như cấu tạo của vật dụng này.
Theo tư vấn của các nhà cung cấp, để sử dụng lò vi sóng có chế độ nướng an toàn, người dùng không nên bỏ mặc lò vi sóng khi đang vận hành. Bởi, mức năng lượng quá cao hoặc thời gian nấu quá lâu, có thể làm khét thực phẩm và gây ra cháy.
Cũng theo các nhà cung cấp, lò vi sóng có chế độ nướng được thiết kế để chỉ được sử dụng trên bề mặt bếp. Nó không được thiết kế để gắn vào bếp, nên không được đặt sản phẩm này vào tủ. Cùng với đó, không được đặt lò ở nơi phát ra nhiệt độ quá nóng. Không đặt lò ở nơi có độ ẩm quá cao hoặc nơi chịu nhiều độ ẩm.
Cùng với đó, không để các chất liệu dễ cháy gần lò hoặc các lỗ thoát khí. Khi nấu thực phẩm, cần tháo tất cả các tem niêm kim loại, dây buộc…, của thực phẩm và gói thực phẩm, nhằm tránh sự phóng lửa trên bề mặt kim loại có thể gây cháy.
Cùng với những lưu ý trên, theo các nhà cung cấp, để tránh khả năng bị nổ và bị bỏng đột ngột, người sử dụng không nên nấu chất lỏng trong vật chứa có cổ hẹp như bình sữa. Nguyên nhân, vì nó có thể làm cho chất lỏng bị tràn ra khỏi vật chứa khi nấu và gây bỏng.
Không nấu trứng còn nguyên vỏ và không nên nấu trứng đã luộc trong lò vi sóng, vì chúng có thể bị nổ ngay sau khi lò vi sóng nấu xong.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng lò vi sóng, các gia đình cần lưu ý, chỉ cho phép trẻ em trên 8 tuổi sử dụng lò mà không cần giám sát khi đã được hướng dẫn đầy đủ , để trẻ em có thể sử dụng lò an toàn và biết đúng cách xử lý sự cố.
Để tránh phát sinh rắc rối khi sử dụng lò và tránh hư hỏng, người sử dụng không thao tác lò khi nó trống. Khi sử dụng đĩa màu hoặc chất liệu bắt nhiệt, luôn đặt vật cách ly kháng nhiệt như là đĩa sứ bên dưới để tránh làm hư đĩa xoay và trục đỡ đĩa xoay do sốc nhiệt.
Đặc biệt, không sử dụng dụng cụ kim loại, mà có phản xạ vi sóng và có thể gây ra tia lửa điện.
Riêng cách vệ sinh và bảo dưỡng, theo các nhà cung cấp, để vệ sinh, lau bất cứ thực phẩm bị tràn hoặc văng bằng vải ướt hoặc miếng chùi nồi sau mỗi lần sử dụng khi lò vẫn còn ấm. Đối với các vết bẩn nặng, sử dụng xà phòng pha loãng và lau vài lần bằng vải ướt cho đến khi lấy hết các vết bẩn. Tuyệt đối không tháo nắp chắn vi sóng.
Khi vệ sinh, người sử dụng cần đảm bảo rằng xà phòng và nước không rơi vào các lỗ nhỏ trên vách lò, vì nó có thể làm hư lò. Không sử dụng loại thuốc tẩy rửa xịt vào bên trong lò.