- Một số sai lầm khi cất giữ thực phẩm trong tủ lạnh
- Vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách
- Ưu điểm của tủ lạnh không đóng tuyết
Sử dụng tủ lạnh đúng cách sẽ giúp bạn có được thực phẩm an toàn, ngoài ra còn giữ được tủ lạnh luôn sạch sẽ hơn nữa, duy trì tuổi thọ của nó. Đơn giản để sử dụng tủ lạnh, tuy nhiên khi đòi hỏi người sử dụng phải biết, nếu các mẹ không biết cách lưu trữ thực phẩm hay bảo quản sai sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn thực phẩm, Vì thế alodienlanh chuyên sửa tủ lạnh tại nhà khuyên bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy tắc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
1. Mở tủ lạnh nhiều lần khi không cần thiết
Thói quen này thường xảy ra đối với những chủ nhân là trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi. Mỗi người nên hướng dẫn, chia sẽ với nhau cách dùng tủ lạnh cho đúng. Người trẻ tuổi đa phẩn có ý thức về việc đóng mở tủ lạnh với tần suất và thời gian hợp lí để không gây tốn điện.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại đó, việc mở tủ lạnh lâu và nhiều lần còn “mở đường” cho các loại vi khuẩn thâm nhập vào các thực phẩm trong tủ lạnh. Một trong các loại vi khuẩn ấy là mầm bệnh gây sự ngộ độc.
2. Chất thực phẩm đầy tủ lạnh
Việc để đồ ăn chật ních trong tủ lạnh khiến cho không khí lạnh không thể phân bổ đều đến các nơi trong tủ lạnh, nhiệt độ ở một số nơi trong tủ có thể cao hơn nhiều chỗ khác dẫn đến việc hư hỏng đồ ăn.
Để một lượng đồ ăn vừa đủ với sức chứa của tủ hoặc nếu bắt buộc phải bỏ nhiều đồ ăn vào tủ thì hạ thấp nhiệt độ của tủ xuống.
Cũng giống như những đồ vật khác trong gia đình, tủ lạnh cần được bảo quản và sử dụng đúng cách mới đem lại hiệu quả tối đa. Rèn luyện thói quen sử dụng tủ lạnh đúng cách là việc làm hữu ích và hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người dùng.
3. Không đậy thức ăn trước khi bỏ vào tủ lạnh
Đây là thói quen xấu khi dùng tủ lạnh thường gặp nhất của nhiều gia đình. Thông thường, sau khi ăn xong, chị em thường bỏ đồ ăn thừa vào tủ lạnh mà không dùng túi bọc hay đậy nắp lại. Thậm chí, ngay cả đối với những thực phẩm nặng mùi như cá, nước mắm cũng không được đậy kín khi bảo quản trong tủ lạnh.
Trên thực tế, điều này làm cho tủ lạnh không được “thoáng sạch” do bị ảnh hưởng mùi thức ăn. Thói quen này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các vi khuẩn ưa lạnh.
4. Lưu trữ thức ăn quá lâu
Dù có công dụng bảo quản rất tốt nhưng không nên vì thế mà để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh.
Hoa quả tươi tối đa là 1 tuần còn các thực phẩm mặn chỉ nên giới hạn trong 2, 3 ngày. Thời gian dài sẽ gây ra những biến đổi về thành phần, dinh dưỡng của thức ăn nên nó sẽ không còn đảm bảo chất lượng như ban đầu nữa.
Thói quen xấu khi dùng tủ lạnh này có thể là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc khi chúng ta ăn thực phẩm đã để quá lâu
5. Không phân loại thực phẩm
Điều này không hề hiếm gặp. Phần lớn mọi người nghĩ chỉ cần để đồ ăn không chạm vào nhau thì sẽ không ảnh hưởng gì.
Thực tế, khi để thức ăn sống với chín lẫn lộn, các vi khuẩn ở đồ ăn sống sẽ dễ dàng lây lan sang đồ ăn chín. Cần phải để 2 loại đồ ăn này riêng biệt. Đối với đồ ăn sống, trước khi cho vào tủ lạnh cần rửa sạch, cho vào túi hoặc hộp, tránh để cho nước ở đồ ăn chảy ra ngoài tủ lạnh.