Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy nước nóng: máy nước nóng gián tiếp và máy nước nóng trực tiếp. Tuy cùng có chức năng là làm nóng, nhưng cấu tạo và hoạt động của nó khác nhau. Vì vậy làm cho người tiêu dùng khó khăn hơn trong việc lựa chọn. Nếu ai đang có nhu cầu chọn mua cho gia đình mình một chiếc máy nước nóng thì alodienlanh chuyên sửa máy nước nóng tại nhà khuyên bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn và phân biệt được 2 lại máy này.
- Khắc phục sự cố máy nước nóng bị chảy nước
- Một số bệnh nên tắm máy nước nóng
- An toàn với máy nước nóng chống giật
Đối với máy nước nóng trực tiếp
Loại sản phẩm làm nóng trực tiếp nhỏ gọn, nước lạnh chảy trực tiếp qua bình và được làm nóng bằng dây đốt chỉ sau vài giây. Hiện nay, tất cả các sản phẩm máy nước nóng trực tiếp của thương hiệu lớn đều có thêm bộ phận ELCB đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Theo anh Hà Vũ Anh Tuấn, quản lý bán hàng ngành hàng điện lạnh của một siêu thị điện máy ở Q.10 (TP. HCM) thì sản phẩm này sẽ tự động ngắt khi nước nóng trên 500C hoặc cũng tự động ngắt khi phát hiện có rò rỉ điện.
Dù đã lắp đặt ELCB, các nhãn hiệu máy nước nóng trực tiếp đưa ra mức bảo hiểm từ 1 – 30 tỉ đồng nếu xảy ra sự cố rò rỉ điện. Tuy nhiên nhiều gia đình vẫn cẩn thận lắp thêm hệ thống dây nối đất để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng sản phẩm này.
Loại máy này làm nóng nước tức thì nên đòi hỏi nguồn nước chảy qua phải đủ và mạnh. Vì vậy, nếu nguồn nước nhà bạn có áp lực thấp thì nên chọn sản phẩm có sẵn bộ phận bơm tăng áp, đẩy nước chảy mạnh hơn. So với model cùng loại, sản phẩm có thêm bơm tăng áp sẽ có giá cao hơn vài trăm ngàn đồng.
Các loại máy tắm nước nóng trực tiếp đều có sẵn vòi sen với nhiều chức năng mát xa. Bạn có thể điều chỉnh bộ núm để tia nước bắn ra mạnh hay nhẹ, ít hay nhiều. Máy nước nóng trực tiếp rất tiện lợi nhưng nhược điểm là tốn điện với công suất từ 3,5 – 5,5 kW/giờ. Các sản phẩm trên thị trường hiện có giá từ 1,3 triệu đồng trở lên.
Khi lắp đặt máy nước nóng, bạn nên chọn khu vực thoáng gió, tuyệt đối tránh đặt máy ở nơi ẩm thấp, rất dễ tạo môi trường làm oxy hóa nhanh các bộ phận trong hệ thống đun nóng nước, làm giảm tuổi thọ sản phẩm.
Đối với máy nước nóng gián tiếp
Sản phẩm này có bình chứa nước cỡ lớn (từ 15 – 60 lít) để đun nước nóng đến nhiệt độ cài đặt sau 5 – 15 phút, thời gian đun nhanh hay chậm tùy theo công suất bình (1, 5 – 2,5 kW/giờ). Vì có bình chứa nước nên máy nước nóng gián tiếp khá cồng kềnh, lắp đặt phức tạp với hệ thống ống dẫn nước nóng, lạnh riêng. Tuy nhiên, sản phẩm lại có độ bền cao, chỉ cần làm nóng 1 lần và có thể dùng cho nhiều người. Đặc biệt, nếu nhà bạn có dùng bồn tắm thì máy nước nóng gián tiếp là một lựa chọn thích hợp.
Máy nước nóng gián tiếp của các thương hiệu thuộc dòng phổ thông trên thị trường hiện nay có giá từ 2 triệu đồng trở lên. Giá này chưa bao gồm vòi hoa sen và hệ thống ống dẫn nước. Dù công nghệ làm nước nóng gián tiếp được đánh giá là an toàn hơn nhưng máy nước nóng gián tiếp cũng được trang bị hệ thống ngắt ELCB để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Khi mua máy nước nóng gián tiếp, người tiêu dùng cũng nên cân nhắc sản phẩm có tráng men hay không. Bởi vì bình chứa nước lâu ngày có thể bị ăn mòn do các chất cặn tích tụ bám vào bề mặt.
Thông thường loại bình tráng men giá cao hơn sản phẩm không tráng men. Mặt khác, bình nước nóng được bảo vệ bằng biện pháp hoá học với thanh magiê sẽ giúp tăng tuổi thọ sản phẩm. Thanh magiê đặt trong bình giúp trung hoà nước, tiêu huỷ các hợp chất hoá học có trong nước hoặc sinh ra trong quá trình đun nóng, tránh được hiện tượng ăn mòn bình chứa.
Khi lắp đặt máy nước nóng gián tiếp, đối với bình có dung tích lớn, nếu tường không chắc chắn, chủ nhà nên đặt máy trên sàn. Trong trường hợp nhà có trẻ nhỏ, vòi nước nóng cần đặt cao hơn tầm với của trẻ.
Nguồn: afamily.vn