alodienlanh - sua dien lanh tai nha

Hướng dẫn bảng mã lỗi máy lạnh Panasonic

ma-loi-may-lanh-panasonic

Mỗi đời máy lạnh đều có một bảng mã lỗi riêng, không loại nào giống loại nào. Vì thế khi sử dụng người tiêu dùng nên biết mình đang sử dụng loại máy nào và những thông số mã lỗi ra sao để có thể biết được nó đang mắc lỗi gì và cách sửa chữa nó ra sao, nặng nhẹ ra sao và có thể tự khắc phục được không hay phải cần đến thợ sửa điện lạnh? Hiểu được điều đó alodienlanh chuyên sửa chữa, vệ sinh máy lạnh tại nhà xin chia sẽ đến người dùng bảng mã lỗi của máy lạnh Panasonic.

Các bước kiểm tra mã lỗi máy lạnh Panasonic

  • B1: Dùng que tăm nhấn giữ nút CHECK khoảng 5 giây, cho đến khi màn hình hiện dấu – –
  • B2: Hướng remote control về máy lạnh bị lỗi, nhấn giữ nút TIMER, mỗi lần nhấn nút màn hình sẽ tuần tự hiện mã lỗi và đèn báo POWER trên máy lạnh sẽ chớp một lần để xác nhận tín hiệu.
  • B3: Khi đèn báo POWER sáng và máy lạnh phát tiếng bíp liên tục trong 4 giây, mã lỗi đang xuất hiện trên màn hình là mã lỗi của máy lạnh đang gặp.
  • B4: Chế độ truy vấn mã lỗi sẽ ngắt khi nhấn giữ nút CHECK trong 5 giây hoặc tự kết thúc sau 20 giây nếu không thực hiện thêm thao tác.
  • B5: Tạm thời xóa lỗi trên máy lạnh bằng cách ngắn nguồn cung cấp hoặc nhấn AC RESET và cho máy lạnh hoạt động để kiểm tra lỗi có xuất hiện lại không.

Ý nghĩa và mã lỗi của máy lạnh Panasonic

  • 00H: Bình thường, không bị lỗi
  • 11H: Lỗi đường dữ liệu giữa khối trong và ngoài
  • 12H: Khối trong và ngoài khác công suất
  • 14H: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng
  • 15H: Lỗi cảm biến nhiệt độ máy nén
  • 16H: Dòng điện tải máy nén quá thấp
  • 19H: Lỗi quạt dàn lạnh
  • 23H: Lỗi cảm biến nhiệt độ dàn lạnh
  • 25H: Mạch E-on lỗi
  • 27H: Lỗi cảm biến nhiệt độ ngoài trời
  • 28H: Lỗi cảm biến giàn nóng
  • 30H: Lỗi cảm biến nhiệt độ ống ra của máy nén (CU-S18xx)
  • 33H: Lỗi kết nối khối trong và ngoài
  • 38H: Khối trong và ngoài không đồng bộ
  • 58H: Lỗi mạch PATROL
  • 59H: Lỗi ECO PATROL
  • 97H: Lỗi khối ngoài trời (CU-S18xx/S24xx)
  • 98H: Nhiệt độ giàn trong nhà quá cao (Chế độ sưởi ấm)*
  • 99H: Nhiệt độ dàn lạnh giảm quá thấp (đóng băng)
  • 11F: Lỗi chuyển đổi chế độ Lạnh/Sưởi ấm
  • 90F: Lỗi trên mạch PFC ra máy nén
  • 91F: Dòng tải máy nén quá thấp
  • 93F: Lỗi tốc độ quay máy nén
  • 95F: Nhiệt độ dàn nóng quá cao
  • 96F: Quá nhiệt bộ transistor công suất máy nén (IPM)
  • 97F: Nhiệt độ máy nén quá cao
  • 98F: Dòng tải máy nén quá cao
  • 99F: Xung DC ra máy nén quá cao

Lời khuyên cho bạn nên tìm hiểu về cách sử dụng máy lạnh để có thể đảm bảo tuổi thọ của máy, hơn nữa không phải sửa máy lạnh tại nhà không đáng.

Bài viết liên quan
Website: AloDienLanh - Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012