alodienlanh - sua dien lanh tai nha

Nguyên tắc lắp ráp máy lạnh

nguyen-tac-lap-dat-may-lanh

Nguyên tắc lắp ráp máy lạnh đối với dàn lạnh

  • Lưu ý không nên đặt máy lạnh ngay trên đầu giường thứ nhất không tốt cho sức khỏe, thứ hai là rất khó khăn cho việc bảo trì và vệ sinh máy lạnh, vì khi vệ sinh có thể làm giường dấy bẩn.
  • Nếu đặt máy lạnh trong phòng ngủ, nên đăt ở vị trí mà gió từ miệng thổi vào bên cạnh người bạn bởi vì nếu gió thổi từ đầu tới chân rất dễ gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.
  • Không nên đặt nhiệt độ quá lạnh bởi vì khi ngủ bạn không thể thay đổi nhiệt độ. Điều này có thể làm cho bạn bị ốm, tốt nhất là nên đặt bộ điều khiển ngay cạnh bạn.
  • Nếu trong phòng ngủ có không gian tiếp khách nên đặt máy lạnh chiếu thẳng tới đó, đừng đặt chiếu vào giường bởi vì khi ngủ cơ thể bạn cần ấm hơn.
  • Để tránh hao hụt điện năng hay thất thoát độ lạnh của máy, bạn nên chú ý đến không gian kín của phóng, không nhiều lỗ thoáng và ánh nắng chiếu vào.

Nguyên tắc lắp đặt dàn nóng

  • Giữ khoảng cách giữa dàn nóng và tường ít nhất 10cm, mặt trước và tường ít nhất là 70cm.
  • Chọn vị trí sao cho khi đặt dàn nóng mà có thể thoát nhiệt hiệu quả nhất.
  • Khi hoạt động cục nóng phát ra tiếng rất ồn vì thế nên lắp đặt dàn nóng tránh nơi cần sự yên tĩnh.
  • Không gian để cục nóng không bị ánh nắng chiếu vào
  • Tránh đặt cục nóng ở nơi dễ bắt lửa bởi khí gas dễ cháy nổ
  • Kết cấu nơi đặt dàn nóng phải chắc chắn để có thể chịu được tải trọng của cục nóng.
  • Cục nóng phải được đặt cách mặt sàn nhà ít nhất 10cm.
  • Tránh đặt dàn nóng ở nơi có khí sulfua(H2S) như đường ống nước thải bởi khí bày kết hợp với chất làm lạnh(ga) sẽ tạo thành chất độc.
  • Nơi đặt cục nóng không nên chặn lối đi.

Xác định vị trí trí thoát nước

Có một điều đơn giản nhưng lại ít được quan tâm đó là vấn đề thoát nước ở máy lạnh:

Trong quá trình làm lạnh khí, hơi nước ngưng tụ và hóa lỏng, vì vậy phải có đường thoát nước từ dàn lạnh ra . Nhiều người không chú ý, thậm chí không biết khi lắp đặt máy lạnh, không biết thoát nước đi đâu. Nhất là khi dàn lạnh ở phía tường trong, không tiếp cận với hệ thống thoát nước hoặc đi ra ngoài mặt thoáng rất xa. Khác với ống bảo ôn thường đi trên cao (do dàn nóng và dàn lạnh đều treo cao), ít bị ảnh hưởng và có thể chấp nhận đi nổi trong trường hợp bất đắc dĩ, thì ống thoát nước lại phải thấp dần để đảm bảo chiều dốc. Vì lẽ đó, nếu không thiết kế trước hệ thống thoát nước và đặt ống ngầm chờ sẵn thì rất khó khăn, ảnh hưởng thẩm mỹ và cả vấn đề sử dụng nếu như ống thoát nước nổi trong không gian sử dụng. Nước thoát máy lạnh là nước lạnh, vậy khi đi ngầm trong tường nhất thiết phải được bọc lớp bảo ôn bằng cao su để tránh quá trình trao đổi nhiệt, ngưng tụ tiếp trong lòng tường, dễ gây mốc tường hoặc thay đổi nhiệt độ, làm co ngót gây nứt tường. Nước có thể thoát về các hệ thống thoát mái, thoát chậu – sàn vệ sinh hoặc thoát chậu rửa bếp, tuỳ theo vị trí của dàn lạnh (liên quan tới dàn nóng). Tốt nhất là thoát nước trực tiếp vào các hệ thống ống, không nên để thoát ra sàn. Điều kiện lý tưởng là dàn nóng để ở ban công, dàn lạnh ở mặt trong tường phòng tiếp xúc với ban công, như vậy khoảng cách và chiều cao rất thuận tiện; và khi đó nước thoát điều hoà từ dàn lạnh sẽ đi xuyên tường ra ngoài ban công, đấu nối vào hệ thống thoát mái theo trục đứng. Trong những trường hợp công trình không có bancông, cùng hệ thống thoát nước đứng, hoặc cục bộ vị trí phòng đó có tường liền với không gian bên ngoài; thì cần thoát nước điều hoà về các hệ thống thoát nước gần nhất (như vệ sinh), không được để nước chảy tự do ra ngoài. Và một điều lưu ý cuối cùng, đơn giản nhất nhưng rất quan trọng là hệ thống ống thoát nước của điều hoà phải được lắp đặt đảm bảo độ dốc thoát nước.

Bài viết liên quan
Website: AloDienLanh - Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012