- Ổ vi khuẩn từ tủ lạnh và thớt
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng tủ lạnh
- Nên chọn tủ lạnh Inverter hay tủ lạnh thường
Tủ lạnh là nơi tốt nhất để lưu trữ thức ăn, nhưng không phải thực phẩm nào bạn cũng có thể nhồi nhét vào tủ lạnh. Để tránh mắc sai lầm trong việc cất giữ thực phẩm. Alodienlanh chuyên sửa tủ lạnh tại nhà xin liệt kê một vài thực phẩm không nên cất giữ trong môi trường lạnh của tủ lạnh.
1. Cà phê
Có nhiều người thích trữ cả cà phê trong tủ lạnh. Nhưng đó là điều không nên. Thứ nhất, nhiệt độ thấp ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hương vị của cà phê, thứ hai, các sản phẩm khác có thể bị ám mùi cà phê.
2. Quả bơ
Nếu bạn mua một quả bơ xanh và cứng thì đừng nên lưu trữ nó trong tủ lạnh vì sẽ làm chậm quá trình chín. Nhưng mặt khác, nếu bơ đã chín hoàn toàn mà bạn chưa sẵn sàng sử dụng thì nên lưu trữ trong tủ lạnh để làm chậm quá trình chín nẫu và kéo dài thời gian sử dụng chúng. Vì vậy, lưu ý cuối cùng khi lưu trữ bơ là nếu chưa muốn sử dụng ngay thì nên cất giữ trong tủ lạnh.
3. Bánh mì
Nhiều người giữ bánh mì trong tủ lạnh với hy vọng là giữ được lâu hơn mà không bị hỏng. Có thể không bị hỏng thật, nhưng chắc chắn bánh mì hấp thụ tất cả các mùi trong tủ lạnh; và nếu môi trường tủ quá ẩm ướt, thì trên bánh sẽ xuất hiện nấm mốc… Bánh mì cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng và không quá bốn ngày.
4. Cà chua
Cà chua là loại quả thích nhiệt độ hơn là thích lạnh. Tủ lạnh không phải là nơi lý tưởng để lưu trữ cà chua bởi sẽ làm cho cà chua không được tươi lâu.
5. Húng quế
Cà chua và húng quế cũng giống nhau trong cách lưu trữ. Giống như cà chua, húng quế nếu lưu trữ trong tủ lạnh thì cũng sẽ héo sớm. Một bó rau húng quế có thể được lưu trữ trong một cốc nước (thay nước mỗi ngày một hai lần) dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Có thể cho rau vào túi nhựa để giữ ẩm nhưng phải chắc chắn để hở cho cho phép một số không khí trong lành để thâm nhập vào.
6. Chuối xanh
Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Hơn nữa nếu bạn để chuối trong tủ lạnh, vỏ chuối sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu, trông rất khó coi, không còn đẹp mắt nữa. Nếu nhiệt độ lạnh quá cao, có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay.
7. Mật ong
Mật ong nếu được bảo quản ở điều kiện bình thường có thể để rất lâu. Tuy nhiên nếu dự trữ trong tủ lạnh sẽ làm tăng tốc độ kết tinh của đường biến nước mật ong thành một thứ gần giống như bột, và rất khó để múc ra sử dụng.
8. Khoai tây
Khoai tây “thích” ở nơi mát mẻ, nhiệt độ không lạnh, ấm hơn khoảng 10 độ so với nhiệt độ trung bình trong tủ lạnh. Hầu hết chúng ta không có một hầm tối, mát mẻ nơi để lưu trữ các loại rau củ như khoai tây, do đó, giữ chúng trong một túi giấy ở một nơi khí hậu mát (giống như một phòng đựng thức ăn) là tốt nhất.
Tại sao lại đựng trong túi giấy? Vì nó giúp nhựa khoai tây thấm ra ngoài chứ không đọng lại làm cho khoai tây nhanh bị thối dễ dàng. Tại sao không phải là tủ lạnh? Lưu trữ khoai tây ở nhiệt độ lạnh sẽ làm cho cho tinh bột chuyển đổi thành đường một cách nhanh chóng hơn, mà có thể ảnh hưởng đến hương vị, cấu trúc và cách nấu ăn và không tốt khi sử dụng.
9. Hành lá/ hành củ
Sau khi ra khỏi mặt đất, hành cần được bảo vệ lớp lá bên bên ngoài để luôn tươi ngon. Để giữ cho lớp vỏ ngoài luôn khô thì nên lưu giữ trong một môi trường khô như một phòng đựng thức ăn chứ không phải nơi ẩm ướt như tủ lạnh. Ngoài ra, trong tủ lạnh thiếu sự lưu thông không khí sẽ làm cho hành dễ bị hỏng. Hành cũng không nên lưu trữ gần khoai tây vì khoai tây có thể làm tăng độ ẩm không khí làm làm cho hành nhanh bị hỏng hơn.
Nên lưu trữ hành ở nơi khô ráo và mát mẻ, nơi tối và thông thoáng (ánh sáng có thể làm cho hành bị cay và đắng.) Tuy nhiên, hành lá và hẹ có một hàm lượng nước cao hơn, nên dễ bị bầm dập và có “tuổi thọ” ngắn hơn, do đó, có thể lưu trữ các thực phẩm này trong tủ lạnh.