Tình trạng tủ lạnh đóng tuyết dày và phủ kín xảy ra ở rất nhiều hộ gia đình nhưng chúng ta không biết xả đá đúng cách sẽ dẫn đến tủ lạnh bị hư hỏng nặng có khi còn phải tốn tiền mua một cái mới.
- Tiết kiệm điện với đồ gia dụng trong nhà
- Rã đông thực phẩm nhanh mà không cần đến lò vi sóng
- Làm gì khi tủ lạnh bị mất đèn
Tủ lạnh đóng tuyết có cấu tạo đơn giản gồm: Compressor – giàn nóng có tác dụng giải nhiệt cho gas làm lạnh khi bị nén ở áp lực cao, Thermosta có tác dụng ngắt mạch cho Compressor khi tủ lạnh đạt được độ lạnh cần thiết. Tủ lạnh đóng tuyết có dàn lạnh nằm bên ngoài, không có quạt như loại tủ không đóng tuyết.
Ngày nay tủ lạnh đóng tuyết rất ít phổ biến nhưng vì giá thành rẻ, ít tốn điện, thay thế linh kiện đơn giản nên vẫn được nhiều người sử dụng. Tủ lạnh sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện những lớp tuyết bám bên trong ngăn đá, nếu như tủ lạnh của nhà bạn thường xuyên bị đóng tuyết có thể nghĩ đến nhiều nguyên nhân.
Với một chiếc tủ lạnh thường xuyên bị đóng tuyết có thể làm mất khá nhiều thời gian để vệ sinh và xả tuyết cho tủ lạnh, ngoài ra điều này cũng làm cho hóa đơn tiền điện tăng chóng mặt vì hơi lạnh tủ lạnh không thoát ra ngoài được (bị lớp tuyết chặn đường ống), tủ lạnh phải hoạt động liên tục với công suất lớn hơn. Chính vì vậy, nên định kỳ xả đá để tránh việc đóng tuyết quá dày.
Để khắc phục tình trạng tủ lạnh đóng tuyết bạn cần lưu ý những vấn đề sau.
Tắt nguồn tủ lạnh.
Lấy hết thực phẩm còn trong tủ lạnh ra ngoài, để đảm bảo thức ăn không bị hỏng, bạn nên gói vào 1 túi giữ nhiệt, và đặt ở nơi mát nhất trong nhà.
Đưa các khay đựng đá và ngăn kéo đựng thức ăn ra ngoài.
Khi đá tan sẽ chảy nước rất nhiều, nếu nền nhà bạn là gỗ thì hãy chuẩn bị dụng cụ để lau.
Mở cửa tủ lạnh để đá tan nhanh hơn.
Vệ sinh sạch cửa tủ lạnh băng nước ấm, rửa sạch sẽ khay đựng đá và thức ăn.
Đặt khay thức ăn và khay đá vào vị trí cũ, mở nút nguồn, chờ tủ đạt đủ độ lạnh rồi bỏ thức ăn vào.