alodienlanh - sua dien lanh tai nha

Nhồi nhét nhiều thực phẩm trong tủ lạnh dễ ngộ độc

de-ngo-doc-thuc-pham-vi-nhet-qua-nhieu-trong-tu-lanh

Đúng vậy tủ lạnh là nơi lưu trữ thức ăn rất tiện dụng. Nhưng khuyến cáo các mẹ không nên lợi dụng quá nhiều về thiết bị này như nhồi nhét quá nhiều thực phẩm vào, điều này sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn. Bài viết sau đây những lời khuyên để các mẹ có thể sử dụng tủ lạnh bảo quả thực phẩm một cách hợp lý hơn.

Nhiều thông tin cho biết

Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hậ cho biết nguy cơ ngộ độc thức ăn từ đồ ăn trong tủ lạnh rất cao bởi đồ ăn chứa trong tủ lạnh vừa nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại. Thêm vào đó, thức ăn ăn sống – chín luôn bị để lẫn lộn.

Nhiều người sai lầm khi nghĩ rằng thức ăn lạnh sẽ giết chết vi khuẩn. Theo giáo sư Humphrey của Viện Nhiễm trùng và sức khỏe toàn cầu ở Đại học Liverpool (Anh) thì thực phẩm đông lạnh chỉ làm chậm tốc độ sinh sôi của vi khuẩn. Bên cạnh đó, có một số vi khuẩn lại không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm.

Tết là thời gian người dân thường chế biến và dự trữ sẵn thức ăn nên rất dễ bị ôi thiu, nấm mốc nếu không biết cách bảo quản đúng cách. Khi mua các loại thịt, cá tươi sống cần phải làm sạch và bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Khuẩn E.Coli – tác nhân gây tiêu chuẩn thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các loại thức ăn khác trong tủ lạnh nên trước khi cho rau vào tủ lạnh bên cạnh việc bỏ lá sâu, cắt bỏ phần rễ thì cần phải rửa sạch rồi cho vào túi nilon buộc kín rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Đối với thức ăn nấu chín cần phải để nguội hẳn rồi đậy kín và để vào tủ lạnh. Đặc biệt cần bảo quản thức ăn sống và chín vào những hộp riêng biệt.

Các chuyên gia hướng dẫn một số mẹo bảo quản thực phẩm trong những ngày Tết như: bánh chưng nên treo chỗ thoáng mát, không nên để tủ lạnh vì bị “lại gạo”. Các loại củ cũng không cần để trong tủ lạnh mà chỉ cần để chỗ râm mát như gầm chạn…Khi tủ lạnh có nhiều thức ăn cần tăng độ lạnh, cần sắp xếp thực phẩm sao cho thông thoáng để hơi lạnh truyền vào, nên bao bọc kín thực phẩm để tránh chúng vì lạnh mà bị khô. Trứng gà, vịt sau cần phải lau hết vết bẩn, rau quả, thịt cần rửa sạch cho vào từng túi nilon hay hộp riêng rồi mới cho vào tủ lạnh để tránh trở thành ổ chứa vi trùng, gây ô nhiễm chéo. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm thông thường trong tủ lạnh là 8 độ C, thịt tươi 3 độ C, thịt ướp đá -18 độ C, cá ướp đá -20 độ C…

>>Xem thêm: https://alodienlanh.com/o-vi-khuan-tu-tu-lanh-va-thot/

Nguyên tắc sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh

  • Không để thực phẩm sống và đã nấu chín cạnh nhau, đề phòng vi khuẩn từ thực phẩm sống lây nhiễm sang thức ăn đã chế biến. Nên xếp thực phẩm chín ở ngăn trên, thực phẩm sống ở ngăn dưới.
  • Không xếp quá đầy các ngăn khiến luồng khí lạnh không thể lưu thông, dẫn đến nhiệt độ ở một số vị trí trong tủ có thể tăng cao, làm hỏng thức ăn.
  • Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ. Tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.
  • Rau và hoa quả cũng không nên xếp cạnh nhau. Nên để rau ở nơi có nhiệt độ cao nhất trong tủ (ngăn rau đối với các loại tủ có thiết kế ngăn chức năng, hoặc ngăn dưới cùng đối với loại tủ thông thường) vì nhiệt độ tối ưu để bảo quản rau là 10 độ C.

Bài viết liên quan
Website: AloDienLanh - Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012