Do phải đi công tác dài ngày nên vợ anh Minh đã nấu nhiều thức ăn để anh ăn dần. Trước khi ăn anh lấy miếng thịt to ra hâm bằng lò vi sóng rồi cắt ăn dần. Lúc đó phía ngoài miếng thịt ăn nóng nhưng phía trong lại nguội. Nghĩ rằng, như thế là đã an toàn nên anh vẫn ăn. Không ngờ 2 giờ sau anh đau bụng dữ dội, nôn mửa và sốt cao. Khi đến bệnh viện mới hay anh đã bị ngộ độc thực phẩm. Chắc một phần nào đó bạn cũng đoán được nguyên nhân do đâu mà anh Minh bị như vậy? Tuy lò vi sóng là thiết bị hâm nóng thức ăn cực kì tiện lợi, nhưng đối với thiết bị này khi sử dụng bạn phải hiểu rõ nguyên tắc, cách vận hành của chúng thì khi đó mới không mắc phải những tình trạng như trên. Trung tâm alodienlanh chuyên sửa lò vi sóng tại nhà có vài lời khuyên cho bạn để sử dụng lò vi sóng an toàn hơn.
Thức ăn cho vào lò vi sóng chỉ nên dày khoảng 2 – 3cm
Lò vi sóng là vật dụng cần thiết cho bà nội trợ, nhiều người xem đó là thiết bị đa năng thần kỳ. Tuy nhiên, có thần kỳ thực sự hay không cần sự hiểu biết của người sử dụng.
Lò vi sóng được hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng điện từ trường siêu cao tần có bước sóng 1mm – 1m. Bước sóng này có thể xuyên thấu thức ăn và bị hấp thụ bởi các phân tử nước, mỡ… trong thức ăn. Tức là khi thức ăn được đặt vào điện trường thì các phân tử nước sẽ bị phân cực tạo nên một đầu âm và một đầu dương.
Dưới từ trường biến thiên của lò vi sóng, phân tử nước sẽ xoay và tạo ma sát với nhau, từ đó sản sinh ra nhiệt làm nóng thức ăn. Vì nguyên lý này mà thức ăn có nước mới có thể sử dụng trong lò vi sóng. Các loại hạt nếu không có nước sẽ dần dần bị vàng dẫn đến cháy khét.
PGS.TS Doanh phân tích thêm, nhiệt độ sôi của thực phẩm trong lò vi sóng lên đến 1000C. Vì thế có thể tiêu diệt được vi khuẩn “tác oai tác hại” trên bề mặt thực phẩm. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cảnh báo, do khả năng thẩm thấu của sóng điện tử vào thức ăn chỉ khoảng 4cm từ đó nhiệt lan tỏa vào sâu hơn, nên đối với các thức ăn chỉ nên dày khoảng 2 – 3cm mới có tác dụng làm chín và diệt khuẩn bên trong.
Đảo, đổi bề mặt thức ăn thường xuyên
Giáo sư Phùng Đắc Cam, trưởng phòng Nghiên cứu các Nhiễm khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ cho rằng, nhiệt độ chỉ cần từ 650C trở lên là đã có thể tiêu diệt được vi khuẩn. “Tuy nhiên, nhiệt độ này chỉ là tiêu diệt vi khuẩn chứ không có tác dụng tiêu diệt độc tố của vi khuẩn”, GS Cam khẳng định.
GS Cam cũng phân tích, có nhiều loại vi khuẩn sản sinh ra các loại độc tố như khuẩn tụ cầu vàng… Các độc tố này thường có khả năng chịu nhiệt cao, vì thế chỉ nóng một lúc trong lò không thể loại bỏ độc tố. Sau vài giờ ăn các loại thức ăn này con người có nguy cơ bị ngộ độc cấp tính như đau bụng, buồn nôn…
Những trường hợp số lượng độc lực cao có thể thâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu, tấn công vào các cơ quan khác trong cơ thể và nếu không được điều trị, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Bằng mắt thường không thể phân biệt thức ăn đã bị nhiễm độc hay chưa, tuy nhiên tốt nhất nên loại bỏ các thức ăn có dấu hiệu thiu, chua hoặc có mùi bất thường khác.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo bà nội trợ, khi sử dụng lò vi sóng cần đảo, trở thức ăn để được làm nóng đều các bề mặt nếu không cũng khó có tác dụng diệt khuẩn.